Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự phổ biến của mạng internet, ngành Công nghệ thông tin ngày càng thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ giới trẻ. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng hiểu rõ ngành Công nghệ thông tin là gì? Sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào với mức lương bao nhiêu?
1. Ngành công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin trong tiếng Anh gọi là Information Technology hiện đang là một trong những ngành học HOT nhất hiện nay. Đây là ngành học về máy tính và phần mềm máy tính với mục đích giúp người học có thể hiểu, thực hiện được việc chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin.
Thông qua quá trình đào tạo, sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể nắm được kỹ thuật sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống thiết bị, máy tính (phần cứng, phần mềm) để mang tới những giải pháp xử lý trên nền tảng công nghệ cho các cá nhân, tổ chức.
Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì khi học ngành Công nghệ thông tin sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức lý thuyết lẫn thực hành để đảm bảo đủ khả năng vận dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ, hệ thống internet để lập trình ứng dụng, website. Mục đích là để giúp quản lý hệ thống thông tin và vận hành hệ thống thiết bị công nghệ hoặc hệ thống mạng.
2. Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn sẽ có khá nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp. Đó là:
2.1. Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer
Công việc của một lập trình viên đó là xây dựng, kiểm thử và xử lý những vấn đề về chương trình máy tính. Đồng thời, lập trình viên cũng chính là người chịu trách nhiệm nâng cấp và sửa chữa lỗi cho chương trình đó. Hiện nay phần lớn lập trình viên đều làm việc trong các công ty lập trình thiết kế, bán phần mềm,…
2.2. Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst
Nhiệm vụ của chuyên gia phân tích hệ thống là lên kế hoạch, thiết kế hệ thống mới hoặc là tiến hành tổ chức lại các tài nguyên của công ty để nâng cao hiệu suất. Trong quá trình làm việc, chuyên gia phân tích hệ thống phải tuân thủ vòng đời hệ thống gồm: Khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và cuối cùng là bảo trì.
2.3. Quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) – Database Administrator
Nhân viên quản trị CSDL sẽ sử dụng các phần mềm quản trị để xác định cách thức tổ chức và truy cập CSDL của doanh nghiệp như thế nào. Đồng thời, họ phải đảm bảo tính bảo mật và thường xuyên sao lưu CSDL.
2.4. Nhà quản lý hệ thống thông tin – Information System Manager
Trách nhiệm của nhà quản lý hệ thống thông tin là giám sát công việc của nhà phân tích hệ thống, lập trình viên,… Những người này vừa phải có chuyên môn về ngành Công nghệ thông tin lại vừa phải có kĩ năng quản lý, cố vấn.
2.5. Chuyên gia mật mã – Cryptographer
Là một công việc còn khá mới lạ ở Việt Nam. Các chuyên gia mật mã sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng những hệ thống mật mã hoặc phá vỡ hệ thống mật mã. Họ cũng là người thực hiện công việc nghiên cứu mật mã hay các công việc thuộc trách nhiệm của kỹ sư bảo mật thông tin, nhà quản trị mạng. Người làm công việc này thường giữ các vị trí tại tập đoàn lớn hoặc Chính phủ.
2.6. Quản trị mạng – Network Administrator
Tức là làm công việc quản lý mạng LAN, WAN của doanh nghiệp. Trách nhiệm chính của họ là thiết kế, cài đặt, duy trì hoạt động của mạng LAN, WAN. Khi xảy ra sự cố về mạng họ phải chẩn đoán và tìm ra biện pháp khắc phục.
2.7. Kỹ sư phần mềm – Software Engineer
Các kỹ sư phần mềm sẽ có trách nhiệm phân tích yêu cầu của người dùng, từ đó tạo ra những ứng dụng đáp ứng yêu của đối tượng người dùng đó. Đây cũng là một công việc thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin đang rất tiềm năng.
2.8. Quản trị Web – Webmaster
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản trị Website tương đối lớn. Những người làm công việc này sẽ chịu trách nhiệm quản lý, phát triển, duy trì website và các tài nguyên của trang web. Cụ thể, công việc thường ngày của họ là sao lưu dữ liệu, cập nhật tài nguyên hoặc xây dựng tài nguyên mới, thiết kế – phát triển website, giám sát lượng truy cập web, đưa ra các giải pháp giúp khuyến khích người dùng sử dụng website.
2.9. Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn cũng có thể trở thành một kỹ thuật viên máy tính. Tức là người chuyên làm công việc sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính. Đó có thể là máy tính để bàn, laptop, máy chủ. Công việc này mặc dù hơi phức tạp nhưng cơ hội nghề nghiệp cao. Đặc biệt, nếu có vốn bạn có thể tự mở cửa hàng sửa chữa máy tính.
2.10. Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer
Ngoài ra, sau khi ra trường, sinh viên ngành Công nghệ thông tin còn có thể trở thành chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật. Đó có thể là tài liệu hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật, văn bản khoa học,… chẳng hạn.
Thường những người làm công việc này sẽ công tác tại các công ty máy tính, Viện nghiên cứu hoặc cơ quan Chính phủ.
3. Mức lương ngành Công nghệ thông tin bao nhiêu?
Nhìn chung mức lương ngành Công nghệ thông tin hiện nay ở nước ta khá khả quan, thường dao động từ 10 – 20 triệu hoặc hơn thế, tùy từng vị trí công việc, thâm niên, kỹ năng. Đặc biệt, nếu có kiến thức nền tảng tốt bạn còn có cơ hội làm việc ở nước ngoài.
Trên đây là những thông tin liên quan tới ngành Công nghệ thông tin. Nếu bạn còn muốn tìm hiểu nhiều hơn về ngành này có thể theo dõi blog Suap.info của chúng tôi. Blog sẽ liên tục cập nhật và chia sẻ những kiến thức, công nghệ mới hữu ích liên quan để bạn có thể tìm hiểu và tham khảo.