Khoa học máy tính là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng đều đã nghe thấy cụm từ “Khoa học máy tính”. Thế nhưng trong số đó có bao nhiêu người hiểu rõ đây là ngành nghề như thế nào? Muốn học ngành này thì phải giỏi môn gì? Cơ hội nghề nghiệp tương lai ra sao? Nếu bạn cũng đang mơ hồ về ngành này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Tìm hiểu Khoa học máy tính là ngành gì

1. Computer Science – Khoa học máy tính là gì?

Đây được biết tới là một ngành học có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về máy tính như: Thiết kế của máy tính ra sao, chế tạo và vận hành như thế nào, làm sao để sửa chữa khi bị hư hỏng. Ngành học này thực sự rất phù hợp cho những bạn trẻ có niềm đam mê với máy tính và mong muốn được tìm hiểu ngọn ngành, cụ thể, chuyên sâu. Ngành học này có cơ hội nghề nghiệp rất lớn bởi nó là một ngành khoa học nền tảng và có đóng góp trong mọi lĩnh vực.

2. Muốn học ngành Khoa học máy tính cần giỏi môn gì?

Khi đã hiểu Khoa học máy tính là gì thì chắc hẳn rất nhiều bạn đều muốn theo học ngành này. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ ngành học nào khác, Khoa học máy tính có những yêu cầu riêng đối với người học. Thường những bạn học giỏi Toán, Tin sẽ phù hợp để theo học ngành này. Bên cạnh đó, tiếng Anh cũng rất quan trọng bởi khi có khả năng ngoại ngữ tốt bạn mới có thể tìm kiếm và đọc hiểu các tài liệu nước ngoài, chuyên sâu về ngành này. 

Vì vậy, nếu yêu thích và muốn theo đuổi ngành Khoa học máy tính thì ngay từ khi còn học cấp 3, thậm chí là sớm hơn bạn nên cố gắng học thật tốt Toán, Tin và tiếng Anh. 

3. Các chuyên ngành của Khoa học máy tính

3.1. Trí tuệ nhân tạo – AI

Đây là một chuyên ngành trong ngành Khoa học máy tính đang khá HOT hiện nay. Hiện trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Chế tạo xe hơi không người lái, máy bay không người lái, tích hợp tính năng nhận diện gương mặt người dùng trên điện thoại, máy tính, điều khiển các ứng dụng bằng giọng nói,… Trong tương lai hứa hẹn công nghệ AI sẽ còn được phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi hơn nữa. Vì vậy, đây là một chuyên ngành cực kỳ tiềm năng mà các bạn trẻ có thể cân nhắc theo học.

Trí tuệ nhân tạo – AI là một chuyên ngành trong Khoa học máy tính

3.2. Lập trình game

Trong ngành Khoa học máy tính còn có chuyên ngành lập trình game, tức là thiết kế, phát triển và sản xuất ra các sản phẩm game phục vụ nhu cầu giải trí của người dùng. Đó có thể là game trên PC hoặc mobile.

3.3. Lập trình ứng dụng

Khi theo học chuyên ngành này bạn sẽ được đào tạo đầy đủ những kỹ năng để có thể tự xây dựng một ứng dụng chạy trên điện thoại hoặc các sản phẩm công nghệ khác. Ứng dụng càng có nhiều lượt tải về thì càng thu được lợi nhuận lớn.

3.4. An ninh hệ thống

Ngày nay lĩnh vực an ninh hệ thống ngày càng được chú trọng hơn. Vì vậy, đây cũng là một ngành học rất có tiềm năng. Khi theo học chuyên ngành này bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để có thể phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật cũng như đưa ra những biện pháp hiệu quả để khắc phục, giúp bảo vệ an toàn cho hệ thống dữ liệu của công ty, doanh nghiệp, tổ chức.

3.5. Lập trình web 

Ngoài ra, ngành Khoa học máy tính còn có cả chuyên ngành lập trình web. Hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào, thậm chí là các cá nhân cũng đều có nhu cầu xây dựng website. Vì vậy, theo học ngành này cơ hội việc làm của bạn sẽ rất lớn. 

Ngành Khoa học máy tính còn có chuyên ngành lập trình web

4. Nên theo học ngành Khoa học máy tính ở đâu?

Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều trường có chất lượng đào tạo ngành Khoa học máy tính tốt. Tiêu biểu có thể kể tới như: 

  • Đại học Bách khoa
  • Đại học Công nghệ Thông tin
  • Đại học Công nghệ
  • Đại học FPT
  • Đại học Tôn Đức Thắng

Nếu bạn muốn đi du học và theo học ngành này thì có thể tham khảo một số ngôi trường đào tạo chất lượng là:

Mỹ:

  • University of Minnesota, Twin Cities
  • Central Connecticut State University
  • Oregon State University
  • University of Wisconsin-Milwaukee
  • University of Hartford

Anh:

  • University of London
  • University of Chester
  • University of Portsmouth
  • University of Cumbria
  • University of Reading

Canada: 

  • University of Northern British Columbia
  • Cape Breton University
  • Bow Valley College
  • George Brown College
  • Mount Royal University

New Zealand:

  • University of Otago
  • The University of Waikato
  • Victoria University of Wellington
  • Media Design School
  • Manukau Institute of Technology

5. Cơ hội nghề nghiệp khi học Khoa học máy tính

5.1. Chuyên viên an ninh mạng

Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính bạn có thể trở thành một chuyên viên an ninh mạng cho các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước hoặc quốc tế. Thậm chí là còn có cơ hội làm việc cho chính phủ. Vai trò của một chuyên viên an ninh mạng là đảm bảo cho hệ thống thông tin được bảo mật, chống lại các cuộc tấn công, xâm nhập của tin tặc.

Học Khoa học máy tính có thể trở thành chuyên viên an ninh mạng

5.2. Lập trình viên truyền thông đa phương tiện

Hoặc bạn cũng có thể trở thành một lập trình viên truyền thông đa phương tiện. Khi làm công việc này bạn sẽ phải hiện thực hóa ý tưởng của mình trên giấy để chuyên viên đồ họa có thể tạo thành các sản phẩm được hiển thị bằng hình ảnh, âm thanh, chữ viết, mẫu dựng 3D,… Ngoài ra, bạn còn phải có trách nhiệm hỗ trợ, sửa lỗi, điều chỉnh sản phẩm sau khi được hoàn thành. 

5.3. Kỹ sư phần mềm

Đây cũng là một công việc khá lý tưởng cho sinh viên tốt nghiệp Khoa học máy tính. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn đầu quân cho một công ty, tập đoàn công nghệ nào đó hoặc tự mình phát triển một phần mềm riêng.

5.4. Viết bài chuyên ngành

Thậm chí, nếu muốn bạn cũng có thể dấn thân vào công việc nghiên cứu và viết bài về lĩnh vực máy tính, kỹ thuật và gửi tới các trang tin, tạp chí. Công việc này vừa giúp bạn nhận được thu nhập tốt lại vừa nâng cao tên tuổi, thương hiệu cá nhân.

Trên đây là giải đáp thắc mắc Khoa học máy tính là ngành gì, muốn học ngành này thì cần giỏi môn nào cũng như triển vọng nghề nghiệp khi học xong. Nếu bạn còn thắc mắc gì có thể truy cập website Suap.info để tìm hiểu thêm.

Recent Articles

Related Stories

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay on op - Ge the daily news in your inbox